Bất Động Sản Chờ Đợi Những Thương Vụ M&A Lớn Kích Hoạt

Bất Động Sản Chờ Đợi Những Thương Vụ M&A Lớn Kích Hoạt

Bất Động Sản Chờ Đợi Những Thương Vụ M&A Lớn Kích Hoạt

Việc siết chặt hoạt động giãn cách xã hội thời gian qua đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Song, giới chuyên gia dự đoán, nhu cầu phát triển sẽ thúc đẩy các thương vụ M&A “nở rộ” thời gian tới.

Dịch Covid-19 lần thứ 4 kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế của TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam. Thị trường các ngành rơi vào trạng thái trấm lắng, trong đó bất động sản cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2021, một số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đình đám giữa các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư trong nước vẫn xuất hiện trên thị trường.

Dòng vốn ngoại chảy vào bất động sản tăng mạnh mẽ

Bất Động Sản Chờ Đợi Những Thương Vụ M&A Lớn Kích Hoạt
Bất Động Sản Chờ Đợi Những Thương Vụ M&A Lớn Kích Hoạt

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2021 của Bộ Xây dựng, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào ngành kinh doanh bất động sản cũng tăng dần từ 0,6 tỷ USD đến 1,78 tỷ USD (cuối 3/2021-9/2021).

Báo cáo của Savills Việt Nam cũng ghi nhận, quý 3/2021, các thương vụ M&A bất động sản cũng diễn ra sôi nổi so với thời gian trước. Trong đó, nổi bật là các giao dịch liên quan đến nhà ở.

Điều này cho thấy, các nhà đầu tư ngoại vẫn có cái nhìn “tích cực” đối với sự hồi phục của thị trường Việt Nam. Đồng thời, M&A còn giúp các dự án gặp khó khăn được “hồi sinh”, cải thiện tình trạng khan hiếm nguồn cung,…

Chia sẻ với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Việt Nam đã đưa ra một số giải thích việc các thương vụ M&A lại mang đến nhều lợi ích, nhất là thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ ít phụ thuộc hơn vào hoạt đông vay vốn ngân hàng. Đồng thời, mỗi bên doanh nghiệp cũng tận dụng được lợi thế sẵn có như kinh nghiệm, thương hiệu, dòng vốn,…

Thứ hai, thị trường sẽ minh bạch hơn khi M&A luôn đòi hỏi tiêu chuẩn về pháp lý đối với dự án và doanh nghiệp.

Thứ ba, với mục tiêu đôi bên hợp tác cùng có lợi, mỗi doanh nghiệp sẽ giảm bớt thời gian và chi phí đầu tư dự án. Từ đó, phát triển quy mô doanh nghiệp lên tầm mới và mạnh hơn.

Chờ đợi các thương vụ M&A lớn được kích hoạt

Ông Hoàng cho biết, thời gian tới, nhiều thương vụ M&A sẽ được kích hoạt. Có rất nhiều lý do để giải thích cho điều này, nhưng tưu chung lại chính là nhu cầu phát triển đầu tư của doanh nghiệp sau dịch bệnh.

Mặt khác, quy hoạch và quỹ đất không dồi dào trong thời gian qua đã khiến cho các doanh nghiệp phải gia tăng hoạt động M&A. Ở những doanh nghiệp có quỹ đất, nhưng nguồn vốn hay năng lực phát triển dự án còn hạn chế, sẽ cần hợp tác để cùng nhau phát triển.

Bất Động Sản Chờ Đợi Những Thương Vụ M&A Lớn Kích Hoạt
Bất Động Sản Chờ Đợi Những Thương Vụ M&A Lớn Kích Hoạt

M&A bất động sản nở rộ

Ông Hoàng chia sẻ, các thương vụ M&A sẽ “nở rộ” ở 2 phân khúc là bất động sản và thương mại điện tử. Việc phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, cũng kéo theo nhu cầu bất động sản kho bãi, logistics cùng phát triển.

Đối với khu vực, TP.HCM và các tỉnh vùng ven như Long An, Đồng Nai, Bình Dương luôn thu hút đầu tư ở phân khúc nhà ở như căn hộ, nhà gắn liền với đất,… Riêng Bà Rịa – Vũng Tàu, bên cạnh các dự án nhà ở, các dự án bất động sản biển vẫn là chủ đạo. Ở các tỉnh miền Trung, bên cạnh bất động sản nghỉ dưỡng, các thương vụ M&A liên quan đến phân khúc nhà ở cũng sẽ phát triển nhanh hơn trong thời gian tới.

Còn theo thống kê của CBRE, từ thời điểm bùng dịch đến nay, sự tăng trưởng mạnh của các công ty logistics về không gian lưu trữ, làm tăng nhu cầu tìm kiếm quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng,… Nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp chủ yếu đến từ các công ty thuộc các ngành sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, đóng gói và logistics. Dự đoán, đây sẽ là phân khúc “tâm điểm” trên thị trường.

Cường Thịnh Phát Group

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *