Bộ xây dựng: Mức độ tăng giá BĐS có dấu hiệu chững lại

Bộ xây dựng: Mức độ tăng giá BĐS có dấu hiệu chững lại

Bộ xây dựng: Mức độ tăng giá BĐS có dấu hiệu chững lại

Bộ Xây dựng cho biết, mức độ tăng giá BĐS ở các phân khúc tập trung trong cuối quý I nhưng chậm dần và có dấu hiệu chững lại trong các tháng của quý II.

Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển thị trường BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã trình bày báo cáo đánh giá toàn diện thị trường BĐS năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022; dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp phát triển thị trường BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững.

Bộ trưởng nhấn mạnh, thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế, lĩnh vực khác cùng phát triển, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân, phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch.

Lượng giao dịch tập trung nhiều vào phân khúc đất nền

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền trong 6 tháng đầu năm nay ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lượng giao dịch tập trung nhiều vào phân khúc đất nền với khoảng 200.000 giao dịch. Lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ các dự án tổng hợp sơ bộ khoảng 50.000 giao dịch, tương đương cùng kỳ năm 2021.

Bộ xây dựng: Mức độ tăng giá BĐS có dấu hiệu chững lại
Bộ xây dựng: Mức độ tăng giá BĐS có dấu hiệu chững lại

Bộ này đánh giá, mặc dù nguồn cung các dự án nhà ở suy giảm, kinh tế có nhiều khó khăn nhưng tổng lượng giao dịch BĐS năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022 vẫn tăng tập trung vào phân khúc đất nền, nhà ở, đất ở của hộ gia đình, cá nhân cho thấy nhu cầu về nhà ở và đầu tư BĐS của người dân vẫn rất lớn.

Nhìn lại trong năm 2021, lượng giao dịch đất nền tăng mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước. Phía Bắc tập trung tại các khu vực vùng ven TP Hà Nội, tại các địa phương Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thanh Hóa,… Còn phía Nam tập trung tại các khu vực vùng ven TP HCM, tại các địa phương Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Phước, Khánh Hòa,… Một số địa phương có hiện tượng hoạt động phân lô, bán nền, tung tin, đồn thổi, nhiễu loạn thị trường để trục lợi thiếu kiểm soát.

Giá BĐS tăng chậm dần, có dấu hiệu chững lại

Cũng theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm 2022, giá căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn tăng so với thời điểm cuối năm 2021. Mức độ tăng giá BĐS ở các phân khúc tập trung trong cuối quý I nhưng chậm dần và có dấu hiệu chững lại trong các tháng của quý II khi các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác được phục hồi, bình thường trở lại.

Theo đánh giá của Bộ này, nguyên nhân tăng giá BĐS là do có sự chênh lệch về cung và cầu, nguồn cung BĐS trong khi nhu cầu đầu tư, mua để sử dụng của người dẫn vẫn cao.

Bên cạnh đó là do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, lãi vay khi thực hiện dự án tăng lên; do dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ các lĩnh vực khác dồn vào trú ẩn trong lĩnh vực BĐS.

Thị trường BĐS đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thị trường BĐS hiện đang bộc lộ các hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh.

Bộ xây dựng: Mức độ tăng giá BĐS có dấu hiệu chững lại
Bộ xây dựng: Mức độ tăng giá BĐS có dấu hiệu chững lại

Trong đó, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS vẫn còn một số bất cập cần nghiên cứu sửa đổi như: về hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất; về xác định giá đất khi thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng;…

Cơ cấu sản phẩm BĐS còn bất hợp lý: phân khúc nhà ở trung, cao cấp, BĐS du lịch có biểu hiện dư thừa. Trong khi đó thiếu gay gắt nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình.

Cũng theo Bộ trưởng, giá BĐS, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân. Điều này khiến cho người lao động thu nhập thấp tại các đô thị, công nhân khu công nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận và tạo lập chỗ ở.

Giao dịch BĐS chưa được minh bạch, hiện tượng “hai giá”, kê khai thấp hơn giá giao dịch thực nhằm trốn thuế trong giao dịch kinh doanh BĐS còn khá phổ biến.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *