Cẩn Trọng Đặt Cọc Mua Nhà Giá Rẻ Trong Mùa Dịch

Cẩn Trọng Đặt Cọc Mua Nhà Giá Rẻ Trong Mùa Dịch

Cẩn Trọng Đặt Cọc Mua Nhà Giá Rẻ Trong Mùa Dịch

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, thông tin rao bán nhà, đất với nội dung bán cắt lỗ diễn ra phổ biến. Đứng trước chiêu trò này, nhiều nhà đầu tư đặt cọc mua nhà đã gặp tình trạng “tiền mất tật mang”.

Nhiều người ôm cọc bỏ trốn

“Thoát hàng nhanh vì dịch”, “nợ ngân hàng bán cắt lỗ”,… là những lời rao bán, nhằm thu hút người mua, nhà đầu tư. Nhiều chuyên gia cảnh báo, người mua lẫn người bán cần cẩn trọng, khi tiến hành giao dịch, để tránh sập bẫy lừa đảo.

Nhận tiền đặt cọc mua nhà rồi biến mất tăm là cái bẫy do kẻ lừa đảo tạo ra. Khi người mua giao tiền cọc, sau 1-2 tháng thì ký kết hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, người bán lúc này đưa ra nhiều lý do để “thoát” công chứng và bỏ trốn.

Hình minh họa (nguồn Internet)

Cẩn thận trước việc đặt cọc mua nhà với giá rẻ

Theo chuyên gia Trần Khánh Quang, người mua trước khi đặt cọc cần phải hết sức cẩn trọng. Đầu tiên, họ phải kiểm tra sổ hồng/đỏ gốc, tính pháp lý và quy hoạch của nhà đất. Đồng thời, người mua cần yêu cầu kiểm tra CMND/CCCD của bên bán, đối chiếu thông tin trên sổ, trước khi giao tiền đặt cọc mua nhà. Cách tốt nhất chính là người mua nên giao dịch trực tiếp với chủ nhà, để hạn chế rủi ro trong mùa dịch.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), việc huy động vốn hình thành nhà ở trong tương lai thường thông qua hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng đặt cọc giữ chỗ. Thậm chí một số nơi chỉ lập phiếu thu đặt cọc giữ chỗ hay biên bản đặt cọc có xác nhận của thừa phát lại, có dấu hiệu lừa đảo, kinh doanh đa cấp biến tướng. Do sự thiếu đồng bộ trong các quy định pháp luật, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhận tiền đặt cọc mua nhà có giá trị lên đến 90% giá trị BĐS. Điều này đã gây ra rủi ro lớn cho người mua nhà.

Trước tình hình đó, ông Châu cho biết, HoREA đã kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét hướng dẫn về huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh BĐS dưới hình thức phân lô bán nền. Đồng thời, HoREA kiến nghị xem xét sửa đổi đồng bộ các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và chế định về thừa phát lại.

Hình minh họa (nguồn Internet)

“Bán cắt lỗ” chưa diễn ra ồ ạt

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đã khiến ngành BĐS gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia chia sẻ, tình trạng “bán cắt lỗ” trên thực tế đã xảy ra. Tuy nhiên, con số này chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Do đó, các nhà đầu tư BĐS cần cẩn trọng trước việc đặt cọc mua nhà, mà giá rẻ hơn nhiều so với thị trường. Nó thường tiềm ẩn rủi ro về pháp lý, thậm chí là lừa đảo.

Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho hay, có đến 50% các nhà đầu tư giai đoạn này đang chờ đợi thời cơ. Ngay khi giá BĐS giảm mạnh, họ sẽ bắt đầu gia nhập thị trường và tiến hành “thu mua”.

Chuyên gia cho biết thêm, nếu nhà nước kiểm soát dịch vào 10/2021, “cơn sốt đất” nhẹ có thể diễn ra và giá BĐS có thể tăng 15-20%. Khi hết dịch, các nhà đầu tư sẽ hưng phấn, mạnh tay “xuống tiền” mua BĐS. Theo đó, 3 phân khúc được quan tâm nhất sẽ là đất nền hoặc đất vườn, nhà phố trung tâm và biệt thự nghỉ dưỡng. Trong đó, phân khúc đất nền sẽ tạo “cơn sốt” nhỏ, nếu dịch hết vào quý 3/2021.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *