Chờ điểm nóng khu Đông TP. HCM

Chờ điểm nóng khu Đông TP. HCM

Chờ điểm nóng khu Đông TP. HCM

Giao thông, công trình tiện ích và chính sách phát triển đồng bộ được xem là đòn bẩy giúp thị trường bất động sản khu Đông TP. HCM tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Bứt phá về hạ tầng

Trong định hướng chiến lược phát triển đô thị chung, TP.HCM sẽ phát triển theo cả 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Song với lợi thế hướng mở, là cửa ngõ kết nối của toàn vùng Nam bộ, nên chính sách phát triển hạ tầng của TP.HCM có vẻ như dồn mạnh hơn vào khu vực phía Đông gồm các quận 2, quận 9, Thủ Đức hay quận Tân Bình.

Đến thời điểm này, hầu hết những công trình giao thông trọng điểm đều đi qua khu Đông, như hầm sông Sài Gòn, đường Võ Văn Kiệt, cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2 nối từ trung tâm Thành phố với quận 2 và quận 9, hay đường Phạm Văn Đồng, nối Sân bay Tân Sơn Nhất với quận Thủ Đức…

Không chỉ thế, tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng nối trực tiếp khu Đông với Đồng Nai; dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên (tuyến số 1) đang được xây dựng, dự kiến sẽ chính thức đưa vào khai thác vận hành năm 2020, cũng kéo dài xuyên suốt từ khu Đông vào trung tâm TP.HCM.

Đặc biệt gần đây, TP.HCM có chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hàng loạt công trình hạ tầng giao thông vào khu Đông. Hồi giữa tháng 4/2019, lãnh đạo TP.HCM và Đồng Nai đã ngồi lại với nhau bàn phương án triển khai xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2 của TP.HCM với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Bước đầu, hai địa phương đã thống nhất với nhau các phương án triển khai dự án với quyết tâm sẽ khẩn trương xây dựng nhanh công trình này.

Với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 7.200 tỷ đồng, cầu Cát Lái được đánh giá có ý nghĩa lớn trong chiến lược kết nối hạ tầng liên vùng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai và cả TP.HCM, nhất là thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch mà hai địa phương có thế mạnh.

Khi cầu Cát Lái được xây dựng, hệ thống giao thông TP.HCM – Nhơn Trạch sẽ được thông suốt, nối liền mạng lưới giao thông TP.HCM – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai. Bên cạnh đó, khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, cầu Cát Lái kết hợp tỉnh lộ 25C sẽ hình thành tuyến kết nối TP.HCM – sân bay Long Thành; chia sẻ lưu lượng phương tiện giao thông đang quá tải trên tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Cũng tại khu Đông, kể từ năm 2018, khi Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, thị trường nhà đất TP. HCM lại có một phen dậy sóng, đặc biệt là khu vực Tân Bình. Cụ thể, phía Nam sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được xây dựng thêm một nhà ga hành khách (ga T3) với diện tích sàn 200.000m2 để có thể phục vụ 20 triệu hành khách/năm, tổng vốn dự kiến khoảng 18.000 tỷ đồng.

Phía Bắc sân bay sẽ xây dựng công trình phụ trợ như nhà ga hàng hoá, sửa chữa máy bay, logistics và chế biến suất ăn từ năm 2025 trở đi. Quỹ đất sử dụng sẽ gồm khu vực sân golf và đất của Bộ Quốc Phòng.

Với kế hoạch này, nhiều trục đường nối thẳng vào ga T3 cũng sẽ được lên kế hoạch cải tạo và xây mới như đường Hoàng Hoa Thám, đoạn giáp sân bay tới đường Cộng Hoà chuẩn bị được mở rộng với tổng mức đầu tư 255 tỷ đồng hay đoạn từ ga T3 nối ra đường Trường Trinh – Cộng Hoà cũng sẽ được xây mới. Một trong số đó là nút giao thông Trường Sơn – đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (quận Tân Bình) đã thành hình.

Đặc biệt là đường Trường Chinh, một trong các tuyến đường quan trọng nối thẳng từ trung tâm về sân bay. Từ năm 2017, tuyến đường này đã thông qua dự án mở rộng (đoạn giao với đường Cộng hoà đến đường Âu Cơ (dài 765m) lên thành 30m, với 6 làn xe lưu thông. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 278 tỷ đồng.

Cú huých cho các nhà đầu tư bất động sản

Theo quy luật, hạ tầng mở lối cho sự phát triển của các dự án bất động sản, theo đó, cứ sau mỗi đợt có những thông tin mới về sự khởi động các công trình hạ tầng, ngay lập tức trở thành điểm nóng đón đầu xu hướng của giới đầu tư.

Theo ghi nhận thực tế, thời gian gần đây, bất động sản khu vực phía Đông của TP.HCM luôn nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư và giá không ngừng tăng. Chẳng hạn, Những thay đổi trong hạ tầng giao thông đồng bộ là sức hút giúp thúc đẩy giao thương khu vực quận Tân Bình phát triển mạnh.

Giám đốc của một công ty môi giới bất động sản cho biết, thực tế, từ năm 2017, khi Chính phủ còn chưa quyết định lựa chọn phương án quy hoạch thì tại nhiều tuyến đường xung quanh sân bay đã hình thành những ô phố hoàn chỉnh, đồn thổi giá lên đến cả trăm triệu đồng một mét vuông. Ở thời điểm hiện tại, mặc dù chưa có công bố chính thức nhưng giá cả nơi đây cũng đang sốt lên theo từng ngày.

Quy hoạch đường Trường Chinh cũng đang góp phần làm nên những tín hiệu tích cực cho khu vực này. Dự án sau khi hoàn thành không chỉ làm giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn trên trục đường huyết mạch nối về các quận ven đô mà còn đưa đến một làn sóng dịch chuyển về phía tây của cư dân và các nhà địa ốc, hàng loạt tiện ích đang được xây dựng lên, bất động sản của khu vực đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Ghi nhận thực tế cho thấy, bất động sản trên toàn quận đều đang giao dịch ở mức vừa phải, sôi động nhất ở các phường 7, 8, 9, 10. Hiện giá đất mặt tiền quận Tân Bình có khá nhiều phân khúc trải dài từ 90 – 300 triệu/m2 tùy vào diện tích và vị trí đồng thời việc gia tăng giá cũng phù thuộc vào biến đổi về cơ sở hạ tầng và tính quan trọng của những tuyến đường. Những nơi có dịch vụ tốt và nằm ở trung tâm quận, đất nền tăng giá đến 50-60%/năm, xa trung tâm tăng tầm 30-40%/năm.

Bên cạnh các dự án của các chủ đầu tư lớn như Hưng Thịnh hay Novaland đã đi vào hoạt động trên đường Phổ Quang. Hiện có thể kể tên một vài dự án đáng chú ý khác đang mở bán tại Tân Bình như La Cosmo Residences của An Gia Hưng Corp, Palacio Garden (Centa Park) do ProdexSaigon đầu tư.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, xét ở góc độ nhu cầu chọn khu vực để an cư, trong mắt nhiều người có nhu cầu về nhà ở hiện nay họ sẽ lựa chọn những khu vực mới với hạ tầng giao thông phát triển để giảm áp lực do tình trạng kẹt xe cũng như bí bách khi khu vực lõi TP.HCM đã khá chật chội.

Do đó, khu vực phía Đông với như quận 2, quận 9, Tân Bình hay quận Thủ Đức với hạ tầng đang lên sẽ có thể xem như một lựa chọn tối ưu.

Tuy nhiên, ông Châu cũng lưu ý rằng, việc hạ tầng đồng bộ mang lại cơ hội cho nhà đầu tư, nhưng không phải cho tất cả các dự án, mà thay vào đó phải là những dự án có vị trí thuận lợi, do các nhà đầu tư có uy tín triển khai với năng lực và thương hiệu đã được bảo chứng thì mới có thể thu hút lợi ích được.

theleader.vn

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *