Hạ tầng “đòn bẩy” cho bất động sản Long An

Hạ tầng “đòn bẩy” cho bất động sản Long An

Là tỉnh có nhiều hạ tầng giao thông quan trọng so với các tỉnh ven TP.HCM, Long An đang đón nhận dòng vốn mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong thời gian qua.

Điểm nhấn hạ tầng giao thông

Có thể nói, tỉnh Long An đang là tỉnh sở hữu nhiều tuyến đường giao thông quy mô lớn và quan trọng so với các tỉnh ven TP.HCM. Trong đó, có đầy đủ về đường bộ, đường thủy, đường sắt.
Tỉnh Long An cũng là tỉnh dành ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng lớn nhất cả nước. Trong đó, các tuyến đường bộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương cũng như của toàn vùng như: Quốc lộ 1A; Quốc lộ N2; Quốc lộ 60 và Quốc lộ 62 đã được mở rộng và nâng cấp.
Đối với các tuyến đường cao tốc, Long An nhờ có vị trí có chung đường biên giới và là điểm bắc cầu cho TP.HCM và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, cũng như các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, do đó, nơi đây sở hữu 2 tuyến đường cao tốc huyết mạch là TP.HCM – Trung Lương và Bến Lức – Long Thành. Ngoài ra còn có các tuyến đường trọng điểm khác như Vành đai 4, Metro 3A….

Ngoài các tuyến đường bộ, Long An còn sở hữu hệ thống đường thủy lớn trong khu vực khi có hệ thống sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp chạy qua. Trong đó, có 2 cảng lớn là Cảng Quốc tế Long An và Cảng Bourbon. Theo các chuyên gia, đường thủy có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế tỉnh, bởi nó có khả năng vận tải hàng hóa số lượng lớn với chi phí thấp, tính an toàn cao, ít gây ô nhiễm môi trường so với nhiều loại hình vận tải khác.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong tương lai gần, Long An được thừa hưởng thêm hệ thống đường sắt TP.HCM – Cần Thơ, với tổng chiều dài 173km với 14 ga đi từ Bình Dương qua TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và kết thúc tại quận Cái Răng (Cần Thơ). Vốn đầu tư dự kiến khoảng 10 tỷ USD. Dự án này hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Cần Thơ chỉ mất 45 phút, kì vọng dự án sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế và giảm gánh nặng giao thông từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây và ngược lại.

“Nhân tố” Thủ Thừa

Thủ Thừa có vị trí chiến lược, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) tiếp giáp TP.HCM, là đầu mối giao thông huyết mạch kết nối Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ.
Có thể giao thương bằng cả đường bộ và đường thủy qua kênh Thủ Thừa, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, quốc lộ 1A, cao tốc TP.HCM – Trung Lương, tuyến N2… Thủ Thừa trở thành đầu mối vận chuyển, trung tâm kho vận, lưu thông hàng hoá giữa Tây Nam Bộ và TP.HCM. Thủ Thừa có nền công nghiệp nhẹ phát triển với các nhóm ngành nghề như: điện tử, viễn thông, dệt, nhuộm… là trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia – quốc tế, thu hút làn sóng nhập cư, di dân từ nơi khác đến.
Thủ Thừa được thiên nhiên ưu đãi khi nằm giữa 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có nhiều dòng kênh đan xen tạo nên phong cảnh bình yên, hữu tình, phù sa mầu mỡ với những làng nghề truyền thống như làng hoa, làng thơm, làng mía… rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái. Theo Quy hoạch Vùng tỉnh Long An đến năm 2030, tầm nhìn 2050 về tổ chức không gian cảnh quan, khu du lịch sinh thái tầm quốc tế tại Đồng Tháp Mười, các thành phố Tân An – Bến Lức – Thủ Thừa  được xây dựng thành trung tâm mua sắm, giải trí cao cấp, vùng ven sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây xây dựng thành khu du lịch cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử… Thủ Thừa có đủ sức mạnh nội tại để phát triển thành vùng kinh tế sầm uất, là thị trường bất động sản sôi động đầy hấp lực trong thời gian tới.

Dự án TÂY NAM CENTER GOLDEN LAND – Cơ Hội Phát Triển Cho Các Nhà Đầu Tư


Tây Nam Center Golden Land là vị trí đắc địa nằm ngay trung tâm hành chính. Tọa lạc ngay trung tâm huyện Thủ Thừa và được coi là mũi nhọn kinh tế giao thương giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ. Khu dân cư Tây Nam Center Golden Land thừa hưởng lợi thế rất lớn từ làn sóng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông mạnh mẽ của tỉnh Long An.
Những dự án giao thông huyết mạch được quy hoạch xây dựng giúp rút ngắn khoảng cách  kết nối tới các khu trung tâm lõi đô thị hay các vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam thuận tiện hơn, tiêu biểu như: cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung lương, cao tốc Bến Lức – Long Thành, quốc lộ 1, quốc lộ N2, quốc lộ 50, đường Vành đai 4 và đề án phát triển giao thông Đồng bằng sông Cửu Long của Bộ giao thông vận tải, chi tiết lập thêm 4 tuyến đường thuỷ để tàu lớn có thể lưu thông trong đó có tuyến Sài Gòn – Hà Tiên – Đồng Tháp Mười, dự án xây dựng cảng Phú Định sẽ là cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế – xã hội mà các dự án như đất nền khu dân cư Tây Nam Center Golden Land cũng gia tăng giá trị nhanh chóng.

CÔNG TY CƯỜNG THỊNH PHÁT GROUP

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *