Long An Phấn Đấu Giữ Vững Vị Trí Dẫn Đầu ĐB. Sông Cửu Long Đến 2025

Long-An-Phan-Dau-Giu-Vung-Vi-Tri-Dan-Dau-DB.Song-Cuu-Long-Den-2025

Long An Phấn Đấu Giữ Vững Vị Trí Dẫn Đầu ĐB. Sông Cửu Long Đến 2025

Trong buổi tọa đàm “định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao” do UBND Long An tổ chức vừa qua. Phó thủ tướng thường trực chính phủ Trương Hòa Bình đưa ra nhận định tiềm năng phát triển của tỉnh.

Với khát vọng đến năm 2025 vẫn ở vị trí dẫn đầu đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Long An đã có chiến lược và quy hoạch cho giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050.

Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Là nơi có cửa khẩu quốc tế, cảng biển, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư và phát triển. Tỉnh cũng là nơi tiếp giáp TP.HCM và là cửa ngõ của ĐBSCL. Với vị trí lợi thế, tỉnh Long An đang từng bước phát triển mạnh mẽ.

Định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao

Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh đã định hướng phát triển kinh tế công nghệ cao gắn với mô hình xây dựng đô thị thông minh, theo kiểu mẫu Hàn Quốc. Theo đó, tỉnh chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và dịch vụ logistics.

Hiện tại, Long An đang tập trung công tác giải phóng mặt bằng, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trong tương lai, tỉnh sẽ thu hút các ngành công nghệ cao như: điện tử, viễn thông,… Hơn nữa, tỉnh sẽ tập trung thu hút đầu tư để hình thành các trung tâm logistics tại các huyện như: Bến Lức, Cần Giuộc,…

Bất động sản Long An “dậy sóng” trong tương lai

Trong những năm gần đây, Long An luôn được đánh giá là “năng động” và đổi mới liên tục. Với định hướng phát triển mới, tỉnh sẽ thúc đẩy các hoạt động để thu hút nguồn vốn đầu tư. Việc phát triển các khu công nghiệp cũng kéo theo nhiều dự án đầu tư nhà ở, đô thị. Trong tương lai, tỉnh vừa nơi tiềm năng về công nghiệp, vừa tiềm năng thu hút nguồn lao động. Do nhu cầu ở thực của người lao động gia tăng, Long An sẽ là nơi đón đầu làn sóng đầu tư bất động sản, không chỉ của các “ông lớn”, mà còn của các nhà đầu tư vừa và nhỏ.

Với tiềm năng vị trí địa lý của khu vực, Long An là cửa ngõ quan trọng giữa TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Hiện tại, tỉnh đang đầu tư phát triển nhiều dự án giao thông hạ tầng. Trong đó, nổi bật là ĐT.827 nối TP.HCM, Long An và Tiền Giang với vốn đầu tư là 16.500 tỷ. Theo các chuyên gia, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng này cũng là điểm cộng cho bất động sản Long An “tỏa sáng”.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *