“Mách nước” kênh giữ tiền an toàn hiện nay?

Mách nước kênh giữ tiền an toàn hiện nay

“Mách nước” kênh giữ tiền an toàn hiện nay?

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2020 của Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách cho rằng, thị trường bất động sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bất động sản vẫn là một trong những kênh cất giữ tài sản an toàn trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Bất động sản đang lấy lại đà tăng trưởng

Báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất của Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VERP) nhận định, thị trường bất động sản hiện tại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ông Phạm Thế Anh – Kinh tế trưởng VEPR cho rằng, sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa đã kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng, xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.

Báo cáo của VERP cho rằng, những lo ngại về mặt pháp lý, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính, đã cản trở quyết định đầu tư của các chủ đầu tư cũng như các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do nguồn cung hạn chế cùng nhu cầu mua tốt từ thị trường tại TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh vệ tinh nên mức giá căn hộ, đất nền dự án ổn định so với quý trước.

Kênh cất giữ tài sản an toàn

Báo cáo của VERP cũng đưa ra nhận định bất động sản vẫn là một trong những kênh cất giữ tài sản trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Nguyên nhân khiến bất động sản hút nhà đầu tư đến từ sự lo ngại lạm phát tỷ giá trong tương lai khiến người tiêu dùng tái phân bổ tiết kiệm vào các tài sản an toàn hơn như bất động sản và vàng.

Đồng thời, chính sách pháp lý thắt chặt khiến rủi ro trên thị trường bất động sản giảm, giúp người mua tiếp cận tốt hơn với các dự án chất lượng và an toàn hơn, nhưng đồng thời cũng làm sụt giảm nguồn cung căn hộ, đất nền dự án trên thị trường, gây áp lực tăng giá bán.

giá bất động sản tăng cao
Giá bất động sản tăng cao

Bức tranh kinh tế – ngành bất động sản sẽ có hình thù như thế nào ?

Nhận định về bức tranh kinh tế trong năm 2020, ông Phạm Thế Anh – Kinh tế trưởng VEPR cho rằng, triển vọng của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.

Với điều kiện dịch Covid-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa dần được gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 2,6 – 2,8% trong cả năm 2020. Trong trường hợp bất lợi hơn khi các nước đối tác của Việt Nam phải tái áp dụng các biện pháp phong tỏa, kinh tế Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng trong khoảng 1,8 – 2,0%. Bức tranh kinh tế khả quan là nền tảng để thị trường BĐS phục hồi và bước vào đà tăng trưởng, đây là kênh đầu tư và cất trữ tài sản an toàn của các nhà đầu tư

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *