Siết tín dụng bất động sản: Thị trường có xáo trộn?

Giá đất có nơi tăng gấp 5 lần, chuyên gia cảnh báo về tính thanh khoản

Siết tín dụng bất động sản: Thị trường có xáo trộn?

Từ ngày 1/1/2019, nguồn tín dụng dành cho bất động sản chịu tác động nhiều từ chính sách mới,  cụ thể là quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn ở các ngân hàng giảm. Điều này lập tức tác động đến thị trường nhà đất.

Từ 1/1/2019, nguồn tiền dành cho bất động sản (BĐS) chịu tác động nhiều từ chính sách cụ thể là quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn ở các ngân hàng giảm từ 45% xuống còn 40%. Trần này dự tính tiếp tục giảm trong các năm kế tiếp. Chưa kể, theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như các cơ quan quản lý, định hướng điều hành chính sách tiền tệ là mở rộng tín dụng có kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát tín dụng ở những lĩnh vực nhạy cảm như BT, BOT, BĐS.

Hiện nay, các quy định pháp luật đối với thị trường BĐS còn nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định điều chỉnh đối với một số loại hình BĐS mới. Bên cạnh đó, đầu tư kinh doanh BĐS là kênh đầu tư có kỳ vọng lợi nhuận cao dễ dẫn đến đầu cơ trên thị trường; đồng thời vẫn còn tình trạng mất cân đối cung – cầu tại một số phân khúc BĐS… Khi dòng tiền đổ quá nhiều vào đây, tín dụng BĐS tăng nóng khiến cho nguy cơ “bong bóng” là hiện hữu. Do vậy theo quan điểm của giới chuyên gia, muốn giữ an toàn cho nền kinh tế thì việc siết tín dụng BĐS là điều tất yếu.

Thực tế cho thấy, thị trường BĐS quý I/2019 có chiều hướng chững lại, nhất là nguồn cung của thị trường BĐS và nhà ở tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tổng nguồn cung nhà ở quý I/2019 tại Hà Nội giảm 25% so với cùng kỳ năm 2018, lượng giao dịch giảm 28% so với cùng kỳ năm 2018. Nguồn cung nhà ở quý I/2019 tại thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh còn giảm mạnh hơn, chỉ có hơn 3.000 sản phẩm, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo quan điểm của giới chuyên gia, muốn giữ an toàn cho nền kinh tế thì việc siết tín dụng BĐS là điều tất yếu.
Theo quan điểm của giới chuyên gia, muốn giữ an toàn cho nền kinh tế thì việc siết tín dụng BĐS là điều tất yếu.

Sở dĩ nguồn cung bđs tại 2 thị trường này giảm là do: Một số dự án lớn trên địa bàn 2 thành phố này đã ra khối lượng hàng lớn tại thời điểm quý IV/2018, đặc biệt là các dự án của Vingroup hoặc một số doanh nghiệp BĐS lớn khác. Ngoài ra, việc chậm phê duyệt các dự án, cũng như giảm tín dụng bất động sản (tín dụng bất động sản quý IV/2018 giảm 0,8% so với quý III/2018) cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn cung BĐS.

Trong thời gian gần đây, Hiệp hội bđs TPHCM (HoREA) liên tục có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, NHNN xin giữ trần tín dụng bất động sản.  Cụ thể HoREA đề xuất tiếp tục giữ trần 40% từ nay đến hết năm 2020. Cơ sở để HoREA kéo dài mức 40% là do nhiều doanh nghiệp bđs chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán; số lượng các quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bđs (REIT) còn quá ít; vốn FDI vào thị trường bất động sản hiện chiếm khoảng 21% tổng nguồn vốn FDI, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp bđs.

Trong khi đó giới luật sư cho rằng, những khoản tiền cho vay mua BĐS có giá trị lớn  rất dễ trở thành nợ xấu. Cho nên, NHNN cần có quy định rõ và kiểm soát tín dụng bđs, tránh tình trạng tiền vẫn đổ vào qua cả kênh trực tiếp và gián tiếp như kênh vay tiêu dùng hoặc xây dựng…

Hồ Hương

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *