Thị Trường Địa Ốc Thế Giới Lẫn Việt Nam Biến Động Giá Mạnh Trước Áp Lực Lạm Phát

Thị Trường Địa Ốc Thế Giới Lẫn Việt Nam Biến Động Giá Mạnh Trước Áp Lực Lạm Phát

Thị Trường Địa Ốc Thế Giới Lẫn Việt Nam Biến Động Giá Mạnh Trước Áp Lực Lạm Phát

Giá BĐS tại Mỹ, Hàn Quốc, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc,… đang tăng mạnh kỷ lục trước áp lực lạm phát. Thị trường địa ốc Việt Nam dự đoán sẽ nằm trong vòng xoáy tăng giá.

BĐS thế giới bật tăng

Thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc,… được xem là những thị trường nhà đất ổn định và ít xảy ra biến động về giá. Tuy nhiên, trước áp lực lạm phát, các thị trường này đã ghi nhận mức biến động giá mạnh chưa từng có trong 10 tháng qua.

Cụ thể, theo dữ liệu do Hiệp hội Môi giới quốc gia Mỹ (NAR) công bố cho thấy, giá bán trung bình một ngôi nhà ở Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục 363.300 USD vào giữa năm 2021; tăng 23,4% so với mức 294.000 USD ở cùng kỳ năm 2020.

Tương tự, thị trường địa ốc tại Hàn Quốc cũng ghi nhận giá căn hộ trung bình tại Seoul tăng tới 90% so với cùng thời điểm 2 năm trước. Theo thống kê của Ngân hàng Kookmin Bank, giá nhà hiện đạt đỉnh 1,1 tỷ won (953.000 USD) vào tháng 7. Ra khỏi thủ đô, giá căn hộ trung bình trên toàn Hàn Quốc cũng đã tăng 60% từ năm 2016 đến nay.

Thị Trường Địa Ốc Thế Giới Lẫn Việt Nam Biến Động Giá Mạnh Trước Áp Lực Lạm Phát
Thị Trường Địa Ốc Thế Giới Lẫn Việt Nam Biến Động Giá Mạnh Trước Áp Lực Lạm Phát

Một báo cáo của ngân hàng hàng đầu Thụy Sỹ UBS trong 10/2021 đã cảnh báo về nguy cơ bong bóng BĐS hình thành trên thị trường nhà ở của Thụy Sỹ ngày càng cao. Theo báo cáo, trước đại dịch Covid-19, giá nhà ở trung bình là 6,5 lần thu nhập hàng năm, thì hiện tại được ước tính vào khoảng 7,1 lần thu nhập hàng năm. Theo phân tích, giá nhà ở đã tăng 24% – mức tăng cao nhất trong 8 năm qua.

Thị trường địa ốc Việt Nam trong vòng xoáy tăng giá

T.S Trần Nguyễn Minh Hải – Chuyên gia địa ốc đại học Ngân hàng TP.HCM chia sẻ, lạm phát tăng cao ở mức chưa từng có đã khiến các nhà đầu tư trên toàn cầu “đổ tiền” vào BĐS nhằm bảo toàn giá trị đồng tiền. Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, liên thông với thế giới. Mặt khác, thị trường nhà đất Việt Nam là một thị trường nhạy cảm, dễ biến động bởi các thông tin kinh tế – hạ tầng. Do đó, ở thời điểm cuối năm, thị trường đã chứng kiến làn sóng các nhà đầu tư đổ tiền vào địa ốc để tránh lạm phát.

Cũng theo ông Hải, đất nền và nhà liền thổ là hai phân khúc hấp dẫn trên thị trường địa ốc nhờ tốc độ tăng giá ấn tượng trong suốt thập kỷ qua. Xu hướng này hiện rõ nhất là ở thị trường phía Nam. Thời gian qua, nhiều tỉnh phía Nam phải thực hiện các biện pháp giãn cách trong thời gian dài do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, trước trạng thái “bình thường mới”, thị trường này vẫn diễn ra sôi động.

Những yếu tố nào ảnh hưởng mạnh đến thị trường nhà đất Việt Nam trong năm 2022?

Thị Trường Địa Ốc Thế Giới Lẫn Việt Nam Biến Động Giá Mạnh Trước Áp Lực Lạm Phát
Thị Trường Địa Ốc Thế Giới Lẫn Việt Nam Biến Động Giá Mạnh Trước Áp Lực Lạm Phát

Giới chuyên gia dự báo, thị trường địa ốc trong năm 2022 sẽ còn có nhiều biến động. Bên cạnh yếu tố lạm phát, ngành BĐS còn bị ảnh hưởng bởi các gói kích thích kinh tế, sự tích cực của nhà đầu tư nước ngoài và sự chuyển mình của các doanh nghiệp trong nước.

Các gói kích cầu kinh tế

Hiện nay, tương tự các nền kinh tế khác, Việt Nam cũng đang theo đuổi chiến lược phục hồi kinh tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng khi thực hiện thì tăng trưởng kinh tế, trong giai đoạn 2021 – 2025 dự báo đạt khoảng 6,4 – 6,8%/năm, cao hơn khoảng 1 điểm phần trăm so với kịch bản không thực hiện, cơ bản đạt mục tiêu đề ra (6,5 – 7%/năm).

Trong đó, giai đoạn thực hiện 2022 – 2023 sẽ bao gồm 4 chương trình thành phần, gồm: Chương trình tổng thể mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Chương trình an sinh xã hội và việc làm; Chương trình phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.

Mặt khác, tình hình lạm phát năm 2022 sẽ khiến các nhà đầu tư đổ vốn vào thị trường địa ốc để đảm bảo giá trị tài sản. Việc tăng hoặc giảm lãi suất cũng sẽ tác động đến giá BĐS, chủ yếu là ở phân khúc giá thấp hơn.

Dòng vốn ngoại

Theo số liệu mới công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong 11 tháng đầu năm 2021, BĐS đứng thứ 3 trong danh sách các ngành thu hút vốn FDI với 2,41 tỷ USD.

Các nhà đầu tư ngoại hiện đánh giá cao các nền tảng ở Việt Nam như lao động, sự phát triển nhanh, mạnh về hạ tầng tại các thành phố lớn, liên tỉnh cùng với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về pháp lý. Những điều này đã tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn thu hút dòng vốn ngoại chảy vào. Đồng thời, khi kinh tế dần khôi phục trở lại, thì việc sở hữu quy hoạch tốt, hạ tầng phát triển, cơ cấu dân số vàng và sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu sẽ là động lực lớn cho thị trường địa ốc Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, cũng có một số lo ngại về những thay đổi tích cực trong thời gian tới của thị trường, chủ yếu là do sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron.

Sự chuyển mình của các doanh nghiệp

Trong hội thảo “BĐS trong xu thế mới: Linh hoạt để thích ứng”, ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập báo Người Lao Động cho biết, đại dịch là cơ hội để các doanh nghiệp BĐS nhìn lại các hoạt động kinh doanh, sản phẩm và phương thức quảng bá của mình.

Cũng trong hội thảo này, ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, thời gian qua, khoảng 70% sàn BĐS đã ngừng hoạt động, nhiều nhân lực trong lĩnh vực chịu không ít thiệt thời. Song, nhiều doanh nghiệp Việt đang cho thấy tính kiên trì và bền bỉ cũng những thay đổi về mô hình phát triển và đẩy nhanh quá trình số hóa trong vận hành để tăng tính hiệu quả và linh hoạt.

Cường Thịnh Phát Group

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *