Thời Gian Cuối Năm, Vốn FDI Có Đổ Vào Thị Trường BĐS?

Thoi-Gian-Cuoi-Nam-Von-FDI-Co-Do-Vao-Thi-Truong-BDS

Thời Gian Cuối Năm, Vốn FDI Có Đổ Vào Thị Trường BĐS?

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, dòng vốn FDI đổ vào BĐS trong 8 tháng đầu năm đang ghi nhận ở mức thấp nhất, trong vòng 4 năm. Ngành BĐS không có các dự án mới quy mô lớn đổ vào như các năm trước.

Dòng vốn FDI đổ vào BĐS đạt mức thấp nhất trong 4 năm

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trong 8 tháng đầu năm đạt 19,12 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, dòng vốn FDI rót vào BĐS đạt 1,6 tỷ USD. So với cùng kỳ 2020, con số này đã giảm 1,27 tỷ USD, tương đương với mức giảm 44%.

Các chuyên gia chia sẻ, một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần giảm chính là do dịch Covid. Đại dịch bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, nhiều nơi phải áp dụng biến pháp hạn chế đi lại trong thời gian dài. Tuy nhiên, sự sụt giảm dòng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS chỉ mang tính ngắn hạn. Thực tế vẫn có những phân khúc duy trì được sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài.

Hình minh họa (nguồn Internet)

Đánh giá về triển vọng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những tháng cuối năm, Ông John Campbell, Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam chia sẻ, bên cạnh lợi thế về môi trường đầu tư, khả năng kiểm soát dịch cũng như các yếu tố cơ sở hạ tầng đường sá, hải cảng, hệ thống đường sắt,… sẽ quyết định dòng vốn FDI vào BĐS.

Sự dịch chuyển của dòng tiền M&A

Theo bà Lê Phương Lan, Trưởng bộ phận tư vấn đầu tư Savills Hà Nội, trong thời gian dịch bệnh, các nhà đầu tư ngoại như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… dẫn đầu về giá trị giao dịch các thương vụ M&A BĐS lên tới con số tỷ USD. Nếu xét về số lượng giao dịch, các doanh nghiệp trong nước lại gây ấn tượng tốt hơn.

Trước đây, nhu cầu dòng vốn FDI thuộc các dự án M&A thường tập trung tại các khu vực trung tâm TP lớn như TP.HCM, Hà Nội. Tuy nhiên, quỹ đất ngày càng eo hẹp, giá nhà đất trở nên quá cao, làm giảm tính hiệu quả của mô hình tài chính. Do đó, dòng tiền dần dịch chuyển sang các tỉnh lân cận.

Hình minh họa (nguồn Internet)

Theo Savills Việt Nam, nhà ở đô thị là phân khúc dẫn đầu về sự quan tâm của các doanh nghiệp ngoại. Với mật độ dân số cao, cùng với tốc độ đô thị hóa và sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, loại hình BĐS này tiếp tục đem đến lợi nhuận và tiềm năng nhất cho các nhà đầu tư.

Khu công nghiệp và logistics là phân khúc tiếp theo, thu hút dòng vốn FDI của các doanh nghiệp nước ngoài. Tiếp đến là loại hình BĐS đang vận hành như tòa nhà văn phòng, mặt bằng cho thuê, trung tâm thương mại. Cuối cùng là phân khúc khách sạn và nghỉ dưỡng.

Xét về mặt dài hạn, bà Lan cho biết, các doanh nghiệp ngoại vẫn dành sự quan tâm lớn cho thị trường BĐS Việt Nam. Vì nhiều lý do khác nhau, trong đó, việc hạn chế đi lại khiến họ chưa thể thực hiện thành công thương vụ.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *