Thời hạn sở hữu nhà chung cư: Vì sao có quan điểm trái chiều?

Thời hạn sở hữu nhà chung cư: Vì sao có quan điểm trái chiều?

Thời hạn sở hữu nhà chung cư: Vì sao có quan điểm trái chiều?

Trong khi một số chuyên gia cho rằng quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ giúp giảm giá nhà, giải quyết được những khó khăn trong cải tạo chung cư cũ… thì các doanh nghiệp lại có quan điểm không ủng hộ.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tranh cãi vấn đề sở hữu nhà chung cư

GS.TS. Hoàng Văn Cường nêu ý kiến: Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi có nhiều điểm đổi mới, trong đó, quy định thời hạn sở hữu chung cư là một đột phá. Hiện nay, tâm lý người dân vẫn là sở hữu theo kiểu tài sản tích trữ truyền đời qua nhiều thế hệ. Do đó, nếu chuyển sang sở hữu có thời hạn thì người dân sẽ phải cân đối giữa thuê và mua, góp phần đưa giá trị thực của chung cư sát với thực tế, giúp giá nhà giảm xuống.

“Muốn vậy, đất cho xây dựng nhà chung cư cũng không thể cấp vô thời hạn. Nếu xác định việc sở hữu có thời hạn thì đất xây dựng chung cư cũng nên là thuê có thời hạn. Lúc đó, việc giải quyết chi phí đất và xây dựng loại hình chung cư sẽ cho mức giá hợp lý hơn”, ông Cường đề xuất.

Còn theo PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, khách hàng bỏ tiền ra mua nhà chung cư nên họ có quyền sở hữu tài sản. Quyền này được pháp luật dân sự bảo vệ, chỉ khi tài sản không còn mới mất quyền sở hữu. Dự thảo chỉ nên quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư.

Chuyên gia cũng cho rằng, từ góc độ nghiên cứu thị trường thì quy định sử dụng nhà chung cư có thời hạn là có lý, quan điểm cho sử dụng nhà chung cư vĩnh viễn không hợp lý. Từ góc độ quản lý, nhiều nước cũng quy định sử dụng nhà chung cư có thời hạn vì mọi công trình đều có khấu hao, hết thời hạn thì phải đập đi xây lại để bảo đảm an toàn.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sôi nổi nhiều vấn đề

Thời hạn sở hữu nhà chung cư: Vì sao có quan điểm trái chiều?
Thời hạn sở hữu nhà chung cư: Vì sao có quan điểm trái chiều?

Về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, nhiều ý kiến tại hội thảo thống nhất phương án mua bán nhà ở phải qua sàn giao dịch bất động sản nhằm minh bạch thông tin về nhà ở, song song với đó là nâng cao chất lượng của các sàn giao dịch cũng như trình độ của các nhà môi giới bất động sản, siết chặt công tác cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản…

Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, giao dịch bất động sản sơ cấp và thứ cấp đều phải qua sàn giao dịch, nhưng cần lưu ý không được phát sinh thêm chi phí và thời gian đối với người dân và doanh nghiệp.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi cần quan tâm và làm rõ một số vấn đề như: Ủy thác tài sản thế chấp thông qua các định chế tài chính trong nước; các loại hình nhà ở mới có được thế chấp hay không; bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai; đầu mối quản lý điều tiết thị trường bất động sản; dịch vụ kinh doanh thông tin, dữ liệu về bất động sản…

4 vấn đề cần quan tâm

TS Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh 4 nhóm vấn đề:

Thứ nhất, quản lý bất động sản là quản lý các loại hình bất động sản và cả thị trường bất động sản. Quản lý như thế nào cần làm rõ trong luật.

Thời hạn sở hữu nhà chung cư: Vì sao có quan điểm trái chiều?
Thời hạn sở hữu nhà chung cư: Vì sao có quan điểm trái chiều?

Thứ hai, việc theo dõi “hơi thở” của thị trường chính là chỉ số giá. Thông tin giao dịch, cung cầu cần phải minh bạch cụ thể và có thể chi tiết biểu bảng đường lên xuống giống như thị trường chứng khoán.

Thứ ba, cần sớm chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch bất động sản cũng như quản lý bất động sản và quy định rõ trong luật.

Thứ tư, về chứng chỉ hành nghề cho môi giới hiện tại, trong Luật Kinh doanh bất động sản cũng cần tính đến phương án đào tạo online, cấp chứng chỉ online. Bên cạnh đó, thời hạn chứng chỉ hành nghề cho môi giới cũng cần quy định chặt chẽ hơn và liên tục cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế.

GS.TS. Hoàng Văn Cường chia sẻ, việc xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi cần tập trung chấn chỉnh lĩnh vực môi giới bất động sản; tạo cơ hội để nhiều nhà đầu tư sẵn sàng tham gia thị trường; tăng cường nguồn lực cho các nhà đầu tư, nhất là trước những động thái điều tiết van tín dụng từ phía ngân hàng; phân định giữa giao dịch quyền sử dụng đất và các dự án bất động sản; tăng cường các công cụ tài chính để giám sát, quản lý thị trường bất động sản…

 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *