Bộ Xây dựng “thúc” công khai thông tin BĐS để ngăn “thổi giá”

Bộ Xây dựng "thúc" công khai thông tin BĐS để ngăn "thổi giá"

Bộ Xây dựng “thúc” công khai thông tin BĐS để ngăn “thổi giá”

Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành kiểm tra hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin BĐS để triển khai thực hiện Nghị định số 44/2022/NĐ-CP.

Mới đây, Bộ Xây dựng có công văn 2653/BXD-QLN đề nghị các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Nghị định số 44 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS.

Công khai thông tin BĐS giúp thị trường minh bạch

Trong đó, Bộ Xây dựng yêu cầu UBND các tỉnh, thành thực hiện kiểm tra việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và thị trường BĐS (máy chủ, máy trạm); chỉ đạo Cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS xây dựng thực hiện các giải pháp về an ninh, an toàn thông tin; Trực tiếp hoặc giao tổ chức có đủ điều kiện năng lực đảm nhận thực hiện quản lý, vận hành các máy chủ, thiết bị tin học, mạng máy tính, bảo đảm sự vận hành của hệ thống.

Khi hệ thống phần mềm được hoàn thiện, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cấp và giao quyền truy cập cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để kê khai, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường.

Bộ Xây dựng "thúc" công khai thông tin BĐS để ngăn "thổi giá"

Các cơ quan nêu trên cũng cần phối hợp với các đơn vị thu thập; tiếp nhận các thông tin BĐS địa phương do cơ quan, tổ chức, cá nhân chia sẻ, cung cấp. Đồng thời chia sẻ, cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin theo quy định pháp luật.

Bộ Xây dựng cũng lưu ý về việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường BĐS của địa phương, gửi báo cáo về Bộ Xây dựng theo quy định; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các chủ đầu tư, sàn giao dịch về việc thực hiện chế độ cung cấp thông tin, dữ liệu được quy định tại Nghị định này.

Các chuyên gia chia sẻ quan điểm như thế nào?

Liên quan đến vấn đề minh bạch thông tin BĐS, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải xây dựng được kho dữ liệu lưu trữ các thông tin mua bán.

Bởi, từ năm 2018 đến nay, mặc dù Việt Nam liên tục thăng hạng về chỉ số minh bạch BĐS nhưng thực tế, như Bộ Xây dựng thừa nhận, hiện tượng “nhà đất 2 giá”, giá kê khai thấp hơn giá giao dịch thực nhằm trốn thuế trong giao dịch kinh doanh BĐS còn khá phổ biến.

Bộ Xây dựng "thúc" công khai thông tin BĐS để ngăn "thổi giá"

Ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu BĐS cho thấy, trong giao dịch đất nền, có nơi tăng giá gấp 2 – 3 lần chỉ trong 1 năm. Tuy nhiên, giá giao dịch được kê khai tại các cơ quan quản lý nhà nước thường thấp hơn mức giá thực tế nhằm trốn thuế.

Vì vậy, theo các chuyên gia, cần đăng ký đất đai và thực hiện số hóa toàn bộ thông tin đất đai và BĐS để hình thành hệ thống thông tin số về đất đai và BĐS thống nhất, đồng bộ, phục vụ cho quản lý biến động và thông tin sở hữu bất động sản.

Bên cạnh đó, cần sự phối hợp giữa các phòng công chứng khi công chứng các hợp đồng chuyển nhượng BĐS, cung cấp thông tin giao dịch cho cơ quan thuế. Nghiêm cấm và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trao tay không qua đăng ký giao dịch.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *