3 Điều giúp thị trường BĐS phát triển không ngừng nghỉ sau “bão” COVID-19

3 điều giúp BĐS phát triển không ngừng nghỉ

3 Điều giúp thị trường BĐS phát triển không ngừng nghỉ sau “bão” COVID-19

3 yếu tố giúp thị trường BĐS không giảm nhiệt Cường Thịnh Phát Group

Cường Thịnh Phát- The Economist vừa công bố thông tin về thị trường bất động sản (BĐS) toàn cầu khiến nhiều người bất ngờ. Thay vì kịch bản màu xám như một số dự đoán trước đó, giá nhà đất trong quý 2 năm 2020 đang có xu hướng tăng ở hầu hết các quốc gia.

Nguyên nhân đầu tiên được The Economist chỉ ra là lãi suất cho vay tại các nước thời gian qua giảm đã giúp người dân có thêm khả năng tiếp cận các khoản tài chính.

Tại Việt Nam, yếu tố trên cũng xuất hiện khá sớm trên thị trường. Hàng loạt các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay mua nhà với mức lãi được kéo về khoảng 6,49 – 8,8%/năm đối với các khoản vay từ 1 đến 3 năm. Một số ngân hàng cao hơn cũng chỉ mức lãi suất từ 7,7-10%/năm. Trung bình, so với năm 2019 mức lãi suất tại Việt Nam đã giảm khoảng 1,5 – 2%/năm. Đây được coi là mức thấp nhất trong nhiều năm.

Chính sách tài khóa là yếu tố thứ 2 được tờ tạp chí uy tín của thế giới lý giải cho việc giá nhà đất thế giới tăng bất chấp dịch bệnh. Điều này được hiểu đơn giản là những khoản hỗ trợ, phúc lợi của Nhà nước các nước với người dân trong thời gian dịch bệnh. Những chính sách riêng cho người mua nhà tại các nước cũng đã được triển khai như cho phép hoãn trả nợ gốc, giãn thời hạn thu hồi tài sản thế chấp

Gói hỗ trợ từ chính phủ đã kích cầu đầu tư BĐS của NĐT

Đó cũng là những gì Việt Nam đã triển khai. Lần đầu tiên, nước ta có gói hỗ trợ chưa từng có cho hàng triệu người dân. Ngoài khoản tiền hỗ trực tiếp cho người lao động, rất nhiều người đã được hưởng chính sách khác như giãn thuế, cho vay không lãi suất trả lương cho lao động, giãn thời gian trả nợ ngân hàng,… Những chính sách ấy đã tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp trong những lúc khó khăn và qua đó giữ ổn định thị trường bất động sản.

chinh-sach-tai-khoa-mo-rong
Chính sách tài khóa mở rộng kích cầu

The Economist cũng nhắc tới yếu tố thứ 3 là cầu của người dùng. Nghiên cứu chỉ ra, chi phí dành cho nhà ở của các hộ gia đình ở nhiều nước đang tăng lên và nhiều người đang tìm kiếm những nơi ở tốt hơn.

Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trong thời gian dài giúp tạo ra một tầng lớp trung lưu đông đảo. Đây chính là nhóm đối tượng có nhu cầu về nhà ở rất cao và có khả năng chi trả để mua nhà.

Gía căn hộ, chung cư, đất nền không có dấu hiệu giảm nhiệt

Bởi vậy, cùng với xu hướng leo dốc của thế giới, giá căn hộ chung cư quý 2 tại Hà Nội bất chấp đại dịch vẫn tăng khoảng 0,16% so với quý I,  nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,01% (báo cáo quý 2 của Bộ Xây dựng). Tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư cũng tăng khoảng 0,25% so với quý I/2020, nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 0,15%.

Cùng với những chuyển biến nhanh của thị trường bất động sản, giá đất huyện Thủ Thừa năm 2020 cũng đang có những thay đổi đáng kể.

Tăng hơn 20% so với giai đoạn trước, hầu hết các loại nhà đất tại huyện Thủ Thừa đều được đánh giá khả quan về tỷ lệ tăng giá trong những năm tiếp theo. Trong đó, thị trấn Thủ Thừa được xem là khu vực có mặt bằng giá đất cao nhất và cũng đang là điểm đến của nhiều dự án đất nền Long An quy mô lớn.

BĐS tăng mạnh – NĐT “thông thái” bắt đầu gom hàng

Không chỉ hội đủ các lý do khiến giá bất động sản tăng giá như xu hướng thế giới, các chuyên gia còn cho rằng, bất động sản Việt Nam còn tăng mạnh hơn bởi cầu quá lớn trong khi cung suy giảm và chi phí đầu vào của ngành bất động sản ngày một tăng.

Điều này xuất phát từ thói quen “an cư lạc nghiệp” của rất nhiều người Việt. Bởi thế, cầu với BĐS của người Việt là tổng hòa của nhiều yếu tố, từ việc dân số trẻ, nhu cầu lớn, tới điều kiện, thu nhập đang tăng lên hay tâm lý an cư của người dân. Điều này khác so với rất nhiều nước trên thế giới.

Dù được xem như “của để dành” hay công cụ đầu tư, BĐS Việt gần như chắc chắc sẽ tăng giá thời gian tới bởi quá nhiều yếu tố thúc đẩy thị trường. Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh đang được kiểm soát tốt như hiện tại, thị trường chắc chắc sẽ sớm thiết lập đỉnh giá mới.

BĐS Long An gây sóng sau bão Cô Vy

Làn sóng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc hậu COVID-19 bất ngờ mang lại cơ hội hiếm có cho Việt Nam. Đặc biệt, các địa phương có quỹ đất trống rộng lớn, lực lượng lao động dồi dào, vị trí giao thương thuận tiện như Long An đang trở thành sự lựa chọn của các nhà đầu tư tiên phong đón đầu xu thế.

Ngay sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Kinh doanh Hạ tầng Khu Công nghiệp Sài Gòn – Long An đã khởi công Khu Công nghiệp Đức Hòa III – Slico có quy mô gần 200ha tại huyện Đức Hòa. Đáng chú ý hơn, tại huyện Thủ Thừa, Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Thành Long An và Công ty Cổ phần Quản lý Khu Công nghiệp Sáng Tạo Việt Nam mới đây khởi công Khu Công nghiệp Việt Phát với diện tích  lên tới 1.800ha.

Hạ tầng giao thông hoàn thiện cùng với sự phát triển từ nhiều KCN lớn trong vùng kích cầu đầu tư Long An

 “Thương chiến Mỹ – Trung và dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến dòng vốn FDI. Nhật đã dành 2,2 tỉ USD hỗ trợ các nhà sản xuất nước này chuyển dây chuyền ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn. Đây là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam đón nhận các dòng vốn đầu tư quốc tế

Long An đang sở hữu hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm cả đường bộ lẫn đường thủy nhờ hệ thống sông rạch chằng chịt và gần với các cảng biển lớn như Cát Lái, Hiệp Phước hay Cảng quốc tế Long An. Trong tương lai, một khi đường cao tốc Bến Lức – Long Thành với tổng chiều dài gần 58km đi vào hoạt động, kết nối giữa tỉnh Long An đến tỉnh Đồng Nai sẽ được cải thiện đáng kể, tạo động lực phát triển cho ngành công nghiệp – logistics của tỉnh.

 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *