Thời điểm lạm phát, giá BĐS tăng cao có chống trượt giá?

Thời điểm lạm phát, giá BĐS tăng cao có chống trượt giá?

Thời điểm lạm phát, giá BĐS tăng cao có chống trượt giá?

Được xem là kênh đầu tư an toàn giúp giảm thiểu rủi ro, các nhà đầu tư ồ ạt xuống tiền ở thị trường nhà đất. Bởi họ tin rằng, càng làm phát, giá BĐS càng tăng sẽ chống việc trượt giá.

Những tháng đầu năm 2022, việc kiểm soát lạm phát trở thành một vấn đề quan trọng của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát cơ bản tăng 0,67%.

Trong năm 2022, Quốc hội Việt Nam đặt chỉ tiêu CPI tăng khoảng 4%. Vào thời điểm tháng 1, đây được xem là mục tiêu hoàn toàn “trong tầm tay” của Việt Nam. Tuy nhiên, sau những biến động bất ngờ của tình hình kinh tế – chính trị thế giới, mục tiêu này trở thành một sức ép không hề nhỏ.

Tác động của lạm phát lên nền kinh tế đang rõ nét

Được đánh giá là kênh đầu tư an toàn giúp giảm thiểu rủi ro khi lạm phát tăng cao, BĐS trở thành nơi được nhiều nhà đầu ưa thích. Trên thực tế đã có không ít những cơn “sốt đất” cục bộ diễn ra ở một số địa phương, khiến giá BĐS tăng mạnh như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Long An, Bình Dương,…

Thời điểm lạm phát, giá BĐS tăng cao có chống trượt giá?
Thời điểm lạm phát, giá BĐS tăng cao có chống trượt giá?

Theo TS. Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, ở bối cảnh bất ổn chính trị thế giới, trong đó có cuộc xung đột Nga – Ukraine tác động đến hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Ông Khương cho rằng, để giữ lạm phát ở mức 4% là một thử thách rất lớn cho nền kinh tế cũng như chính sách tài khóa. Nó cần phụ thuộc vào 3 biến số.

Thứ nhất là sự tác động của chiến tranh đến giá dầu, khiến nguyên liệu đầu vào các lĩnh vực sản xuất tăng, ảnh hưởng giá trị của các sản phẩm.

Thứ hai, căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây với những lệnh trừng phạt tạo ra xung đột về thương mại giữa nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo đó, việc xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa trở nên khó khăn hơn do vận chuyển hàng hải, hàng không bị hạn chế.

Thứ ba là yếu tố dịch bệnh. Thực tế, chúng ta đang kỳ vọng các nền kinh tế trên thế giới có thể đi đến trạng thái bình thường, sống chung với Covid-19. Tuy nhiên, mục tiêu phục hồi và phát triển nền kinh tế hậu Covid-19 cũng không dễ dàng thực hiện.

Giá BĐS biến động

Theo phân tích của Savills World Research, nếu nguyên nhân lạm phát xuất phát từ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu mua BĐS sẽ được đẩy lên và giúp làm tăng giá trị. Tuy nhiên, nếu lạm phát là do các chi phí như nguyên vật liệu, chi phí lao động tăng (lạm phát chi phí đẩy) sẽ dẫn đến hạn chế nguồn cung BĐS. Lạm phát do chi phí đẩy cũng khó dự đoán, thường do các biến cố không lường trước được như về môi trường, địa chính trị…

Thời điểm lạm phát, giá BĐS tăng cao có chống trượt giá?
Thời điểm lạm phát, giá BĐS tăng cao có chống trượt giá?

Ông Khương cho hay, trước những biến động như chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, có 3 kênh trú ẩn tài sản lớn là dầu mỏ, kim loại quý và BĐS. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế – chính trị, nguồn cung hạn chế và lạm phát tăng nhanh, thị trường nhà đất, trong đó có cả đất nền, nhà ở và thương mại sẽ gia tăng đáng kể.

Mặt khác, giá BĐS tăng nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư BĐS, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng. Ở góc độ vĩ mô, giá BĐS tăng quá cao cũng làm ảnh hưởng đến sự hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.

Do đó, ông Khương cảnh báo, các nhà đầu tư cần phải chú ý về giá và pháp lý và cân nhắc kỹ mục đích sử dụng của khoản tiền sau khi bán tài sản đó.

Cường Thịnh Phát Group

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *