Nhà Đầu Tư Nên Làm Gì Để Hình Thành “Uy Tín” Tín Dụng Khi Vay Ngân Hàng?

Nhà Đầu Tư Nên Làm Gì Để Hình Thành “Uy Tín” Tín Dụng Khi Vay Ngân Hàng?

Nhà Đầu Tư Nên Làm Gì Để Hình Thành “Uy Tín” Tín Dụng Khi Vay Ngân Hàng?

Nếu nhà đầu tư đã từng vay ngân hàng, phía ngân hàng MSB nói riêng, hệ thống ngân hàng nói chung, thường thực hiện nghiệp vụ “check CIC” để kiểm tra khách hàng có nợ xấu hay không. Từ đó, họ sẽ quyết định việc hỗ trợ vay và khoản vay thích hợp. Do đó, việc CIC xếp người vay vào nhóm tốt, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư mở các khoản vay tín dụng mới.

CIC – Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng

CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. CIC làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.

Nó hoạt động như một cuốn sổ ghi chép thông tin các cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến việc vay ngân hàng. Dựa trên kho thông tin này, ngân hàng MSB sẽ quyết định cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn hoặc không. Theo đó, với các khách hàng có lịch sử vay, sẽ được CIC chia thành 5 nhóm:

Hình minh họa (nguồn Internet)

Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn. Nhóm này được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Nếu quá hạn trả nợ từ 1-10 ngày, thì sẽ bị phạt lãi.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Nhóm các khoản vay đáo hạn muộn từ 10-90 ngày.

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn. Nhóm các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày.

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ. Nhóm các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.

Nhóm 5: Nhóm nợ xấu. Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Nếu CIC đánh giá nhà đầu tư thuộc nhóm 2 trở lên, thì việc vay ngân hàng sẽ vô cùng khó khăn, ngay cả khi tái lập các khoản vay trước đó.

Làm thế nào để bảo vệ “uy tín” tín dụng khi vay ngân hàng MSB?

Bí quyết để CIC không liệt kê người đi vay vào nhóm nợ xấu, không khó như nhiều người vẫn nghĩ. Các nhà đầu tư hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây nhé.

Thanh toán các khoản vay ngân hàng đúng hạn: việc khách hàng luôn trả nợ vào đúng hạn, sẽ làm ngân hàng cảm thấy hài lòng. MSB sẽ sẵn sàng chấp nhận cho người vay mở khoản vay mới, nếu vị khách hàng này thuộc nhóm mà CIC đánh giá tốt.

Hình minh họa (nguồn Internet)

Trả nợ cũ và hạn chế nợ mới: để tránh áp lực trả nợ, các nhà đầu tư nên hoàn tất các khoản nợ cũ, trước khi bắt đầu việc vay mới. Nếu nhà đầu tư có quá nhiều khoản nợ tại 1 tổ chức tín dụng nào đó, nhà đầu tư nên thanh toán các khoản cũ càng sớm càng tốt. Đây chính là điểm quyết định, để CIC xem xét khả năng vay ngân hàng vào lần tiếp theo.

Không đi vay hộ người khác: nhiều người thương lựa chọn vay giùm cho người thân, bạn bè của mình. Đối với người đi vay hộ, nếu các khoản vay bị trễ hẹn, dễ khiến CIC xếp họ vào nhóm nợ xấu. Trong trường hợp, họ thực sự có nhu cầu vay vốn để giải quyết công việc của mình, thì ngân hàng MSB sẽ khó hỗ trợ mở khoản vay mới.

Hạn chế mở quá nhiều khoản vay cùng một lúc: một khách hàng chỉ nên mở 2 tài khoản tín dụng để dễ dàng quản lý các khoản nợ. Việc mở quá nhiều khoản vay ngân hàng, sẽ khiến người vay gặp nhiều áp lực tài chính.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *