Bất động sản 2019 đầy biến động – Cần linh hoạt và thích ứng để biến nguy cơ thành cơ hội

Bất động sản 2019 đầy biến động – Cần linh hoạt và thích ứng để biến nguy cơ thành cơ hội

Trong một cuộc hội thảo lớn bàn về xu hướng phát triển của bất động sản giai đoạn 2019-2020, nhiều chuyên gia nhận định rằng: “Trong thời gian ngắn sắp tới, thị trường bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn cung đất, nguồn vốn, thủ tục hành chính…”. Tuy vậy, Cường Thịnh Phát Group tin rằng, lúc nào trong cái khó cũng có cái lợi. Quan trọng là ta phải biết thay đổi và thích nghi để biến khó khăn thành cơ hội. Cùng Cường Thịnh Phát Group điểm lại những nguy cơ lớn mà thị trường bất động sản phải đối mặt trong năm 2019 để từ đó thấy được những điểm tốt.

Thứ nhất, “khóa van” tín dụng vào bất động sản

Theo thống đốc Lê Minh Hưng thì thị trường bất động sản có nhiều bất cập nên việc cấp tín dụng cho các dự án kinh doanh ở lĩnh vực này ẩn chứa nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Đó cũng là một trong những lí do dẫn đến việc Ngân hàng nhà nước siết chặt vốn vay. Để minh chứng cho quyết định “khóa van” tín dụng này, NHNN đã có những động thái rõ ràng như: mức tăng trưởng tín dụng tối đa mà ngân hàng nhà nước giao cho các ngân hàng là 14% – thấp hơn rất nhiều so với những năm trước; yêu cầu các NH thương mại hạn chế cho vay vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản; nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ mức 200% lên 250%; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ mức 45% về còn 40%.

Có nhiều ý kiến ủng hộ quyết định này của ngân hàng nhà nước vì qua đó sẽ hạn chế được rủi ro đối với người cho vay và cả người đi vay.

Có thể ban đầu giới bất động sản sẽ phản ứng gay gắt, bởi vì đứng ở góc độ người đi vay sẽ nhìn thấy đây là điều gây khó khăn cho mình. Nhưng có thực sự hoàn toàn là khó khăn không? Theo Cường Thịnh Phát Group thì chúng ta cũng cần nhìn vào mặt tích cực của chính sách này:

  • Khi ngân hàng nhà nước Việt Nam siết vốn tín dụng đổ vào bất động sản thì cũng là lúc tạo điều kiện để hút vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp không còn chỉ trông đợi vào dòng vốn chính mà bắt đầu nghĩ rộng hơn, linh hoạt huy động các nguồn vốn khác: IPO, phát hành trái phiếu, hoạt động mua bán và sát nhập, tạo sự phát triển vững chắc không bị phụ thuộc quá nhiều.
  • Một yếu tố tích cực khác chính là các nhà chủ đầu tư, kinh doanh bất động sản sẽ quý trọng hơn những đồng vốn. Để từ đó suy nghĩ, cân nhắc kĩ xem nên đầu tư như thế nào cho hợp lí, giúp doanh nghiệp vừa sử dụng tiền hợp lí vừa tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt phục vụ cho người mua.
  • Giúp thị trường giảm bớt rủi ro bong bóng.
  • Người ta cũng thường nói: cháy nhà ra mặt chuột. Sau giai đoạn này doanh nghiệp nào yếu kém sẽ “lên đường”, nhường lại sân chơi cho các doanh nghiệp chất lượng thật sự. Đây có thể ví như là một cuộc “thanh lọc” diện rộng trong giới bất động sản phức tạp. Những doanh nghiệp nào yếu kém, bấy lâu chỉ sống dựa vào nguồn vốn của ngân hàng mà không có tài sản thực thì sẽ bị loại trừ khỏi thị trường. Trái lại, những doanh nghiệp lớn trên cơ sở đó sẽ tiếp tục phát triển. Có thể nói với chính sách này sẽ trả lại thị trường bất động sản những doanh nghiệp lớn mạnh thực sự, tạo niềm tin nơi khách hàng, tạo nên một thị trường chất lượng.

Hy vọng rằng, sau cơn mưa trời lại sáng, từ thách thức này các doanh nghiệp sẽ có những giải pháp tốt hơn cho mình để từ đó tạo đà phát triển hơn nữa.

Thứ hai, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng mạnh

Quan sát từ thị trường ghi nhận lại thì thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường đầu tư và cũng từ số liệu thực tế của cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư mà ta có thể khẳng định được rằng: vốn FDI đổ vào Việt Nam đang tăng mạnh.

Việc dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào Việt Nam nói chung và ngành Bất động sản nói riêng là một dấu hiệu tích cực, được kỳ vọng sẽ giúp cho thị trường bất động sản ở Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn, hồi phục và tăng trưởng tốt hơn.

Trong tình hình siết vốn của ngân hàng nhà nước đối với ngành bất động sản thì dòng vốn FDI chính là một “vị cứu tinh” của các doanh nghiệp. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhận được nguồn đầu tư này, mà nó chỉ dành cho những đơn vị uy tín, có tiềm lực phát triển thực sự. Và đây cũng chính là thách thức của các chủ đầu tư, các doanh nghiệp: phải xây dựng làm sao để có thể đón được dòng vốn FDI này.

Thêm một nhân tố tác động khách quan khác khiến dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam: cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Sự leo thang của cuộc chiến tranh giúp bất động sản công nghiệp và mặt bằng bán lẻ ở Việt Nam được hưởng lợi. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc như Mỹ, Đài Loan… và chính các nhà đầu tư Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển nhà máy, công xưởng sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Nên theo dự đoán thì trong thời gian tới bất động sản công nghiệp nói riêng và bất động sản nói chung sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh.

Bên cạnh đó, một lí do khác giúp Việt Nam trở thành điểm đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài là sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam với hàng loạt hiệp định thương mại tự do.

Như vậy việc ngày càng nhiều dòng vốn FDI chọn Việt Nam như nơi gửi tiền vừa là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức lớn. Kể từ bây giờ, đòi hỏi các doanh nghiệp bất động sản nói riêng và tất cả ngành nghề nói chung cần nâng tầm chất lượng của mình hơn nữa để có thể nắm bắt khi cơ hội đến. Để được là nơi “chọn mặt gửi vàng” thì bản thân doanh nghiệp cũng phải là nơi uy tín, chất lượng, đáp ứng được đẳng cấp quốc tế.

Trong tình hình đầy biến động như vậy thì mỗi doanh nghiệp cần có những động thái nâng cấp bản thân thật sự chất lượng để có thể “sống sót”. Và cũng hy vọng rằng với những thông tin mà Cường Thịnh Phát Group cũng cấp trên đây sẽ mang đến một cái nhìn tổng quát và chủ quan cho những khách hàng quan tâm đến thị trường bất động sản, để từ đó hiểu đúng cơ chế hoạt động và diễn biến trong giới để có cách đánh giá đúng đắn có những bước đầu tư khôn ngoan và vững vàng.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *