TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm 4 huyện lên thành phố, 1 huyện lên quận

TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm 4 huyện lên thành phố, 1 huyện lên quận

TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm 4 huyện lên thành phố, 1 huyện lên quận

Giai đoạn 2020- 2030, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu chuyển bốn huyện trở thành TP trực thuộc và 1 huyện được định hướng trở thành quận đô thị vệ tinh.

Ngày 2-6, UBND TP.Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị triển khai các đề án khoa học thuộc đề án đầu tư – xây dựng các huyện thành quận hoặc TP trực thuộc giai đoạn 2021-2023. Theo đó, bốn huyện ngoại thành là Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ thành TP trực thuộc. Riêng huyện Nhà Bè được định hướng trở thành quận đô thị vệ tinh.

Cấp thiết đưa huyện lên quận hoặc TP trực thuộc TP.Hồ Chí Minh

Trình bày đề án, PGS.TS Vũ Tấn Hưng – Phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ cho rằng nhu cầu chuyển đổi và nâng cấp các đơn vị hành chính từ huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc TP. Hồ Chí Minh ngày càng trở nên cấp thiết.

Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước của 5 huyện này còn một số vấn đề cần điều chỉnh. Cụ thể, hiện tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền nông thôn nên còn hạn chế về phân cấp, chưa quản lý và khai thác được các tiềm năng trong phát triển.

TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm 4 huyện lên thành phố, 1 huyện lên quận
TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm 4 huyện lên thành phố, 1 huyện lên quận

Qua đối chiếu các tiêu chuẩn khi chuyển huyện thành quận hoặc thành phố, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè đã đạt phần lớn tiêu chí nhưng vẫn còn nhiều tiêu chí chưa đạt. Trong đó, huyện Bình Chánh là địa phương đạt nhiều tiêu chí nhất với 26/30 tiêu chí, huyện Cần Giờ là địa phương đạt thấp nhất chỉ có 19/30 tiêu chí.

Việc chuyển huyện thành quận hoặc thành phố sẽ thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện thể chế và cơ cấu tổ chức tinh gọn.

Theo đó, ông Hưng cho rằng UBND TP.Hồ Chí Minh và các sở ngành nên dành nguồn lực tương xứng để thực hiện đề án, rút ngắn quá trình. Đồng thời, cần xác định các đặc thù của từng huyện để phát triển hợp lý.

Định hướng phát triển các huyện ra sao?

Theo định hướng, huyện Cần Giờ phát triển thành thành phố trực thuộc TP. Hồ Chí Minh, phát triển thành phố xanh, du lịch sinh thái thân thiện môi trường, trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao, có đủ sức cạnh tranh và thu hút khách du lịch với các trung tâm du lịch khác tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á…

Huyện Củ định hướng phát triển đô thị sinh thái thông minh, phát triển các khu du lịch sinh thái ven sông; xây dựng, phát triển các trung tâm khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị…

Với định hướng phát triển thành TP thuộc TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030, huyện Hóc Môn sẽ phát triển thương mại, dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông nghiệp. Tận dụng tiềm năng đất đai và nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển ngành logistic…

Huyện Nhà Bè định hướng sẽ tập trung xây dựng quy hoạch đô thị mang tính chiến lược, linh hoạt có tính đa địa phương, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và lành mạnh, giao thông thông suốt, tập trung xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số…

Huyện Bình Chánh định hướng chuyển huyện thành thành phố trực thuộc TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025. Theo đó, huyện Bình Chánh đề ra các chương trình đột phá gồm chương trình đột phá đổi mới phát triển, đột phá hạ tầng, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản phẩm chủ lực…

Quy hoạch cần phát huy lợi thế cảnh quan sông nước

TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm 4 huyện lên thành phố, 1 huyện lên quận
TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm 4 huyện lên thành phố, 1 huyện lên quận

Về đề án hạ tầng đô thị, TS Nguyễn Ngọc Hiếu (Đại học Việt Đức) cho rằng khi chuyển đổi, các huyện cần phát huy lợi thế về địa lý cảnh quan sông nước. Mạng lưới sông, kênh rạch luôn có vai trò quan trọng, do đó tổ chức quy hoạch nên theo khung sườn sông nước. Đồng thời, phải ưu tiên phát triển đường thủy, đường bộ.

Trong đó, các đô thị cần được kết nối với nhau để tạo động lực phát triển TOD (phát triển gắn kết với giao thông công cộng). Bên cạnh đó, cần bảo quản các vùng đệm xanh cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Ông Hiếu cũng cho rằng các huyện có nguồn lực đất đai lớn nên khi chuyển đổi, bên cạnh việc phát triển kinh tế – xã hội còn phải có chức năng giải quyết các vấn đề môi trường cho TP. Hồ Chí Minh như ngập lụt đô thị, ô nhiễm nước, suy thoái đất, xâm thực mặn…

Cường Thịnh Phát Group

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *