Hậu Giãn Cách: “Liều Thuốc” Nào Sẽ Trợ Lực Cho Các Công Ty BĐS?

Hau-Gian-Cach-Lieu-Thuoc-Nao-Se-Tro-Luc-Cho-Cac-Cong-Ty-BDS

Hậu Giãn Cách: “Liều Thuốc” Nào Sẽ Trợ Lực Cho Các Công Ty BĐS?

Dịch Covid diến biến phức tạp và kéo dài, thị trường gần như hoạt động cầm chừng trong những tháng đầu năm 2021. Trong khoảng thời gian cuối năm, yếu tố nào sẽ kích thích sự hoạt động của các công ty BĐS?

Những tháng đầu năm 2021, thị trường gần như hoạt động cầm chừng. Sự suy giảm về nguồn cung mới và sức tiêu thụ diễn ra ở nhiều phân khúc BĐS. Trong tháng 6, các hoạt động giao dịch và dự án mở mới gần như không xuất hiện. Bước sang tháng 7, việc giãn cách xã hội kéo dài đã khiến một số công ty BĐS thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới, một số dự án được giới thiệu và hình thức bán hàng online xuất hiện.

Thị trường BĐS những tháng cuối năm 2021 sẽ đối mặt với những khó khăn nào?

Với tình hình dịch bệnh phức tạp như lúc này, rất khó để dự đoán chính xác diễn biến của thị trường, những tháng cuối năm 2021. Trước mắt, hoạt động kinh doanh tạm dừng đã dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp bị sụt giảm. Cùng với đó, các công ty BĐS vẫn phải trì bộ máy nhân sự, chi phí cho các công việc chuẩn bị triển khai dự án. Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp BĐS đã phải chọn cắt giảm lao động, hoặc giảm lương nhân viên.

Hình minh họa (nguồn Internet)

Hơn nữa, hậu Covid, thị trường BĐS có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính lâu dài. Cụ thể:

Sự thiệt hại về thu nhập do người lao động bị giảm lương hoặc mất việc. Cùng với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, do ảnh hưởng từ cơn sốt đất. Những điều này sẽ dẫn đến sức mua trên thị trường suy giảm.

Lãi suất ngân hàng và các chi phí tài chính vẫn phải trả, trong khi công ty BĐS đang phải tạm ngưng hoạt động. Dự án bị trì trệ, kéo dài đã làm phát sinh nhiều chi phí như lãi suất ngân hàng, phí duy trì nhân công,… khiến giá thành dự án cũng tăng cao.

Trong quý 2/2021, giá thành VLXD tăng mạnh. Hơn nữa, quy trình thủ tục pháp lý phức tạp đã khiến nguồn cung mới bị hạn, nhiều dự án phải ngưng trệ, do chưa giải quyết được vướng mắc. Những điều này đã tạo áp lực, thúc đẩy giá BĐS tăng cao, dẫn đến khó tiếp cận với người mua có nhu cầu ở thực.

“Liều thuốc” trợ lực cho các công ty BĐS

Trước mắt, thị trường BĐS đang trông đợi vào cơ chế chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Trong đợt dịch trước, các gói ngân sách 26.000 tỷ đồng đã được triển khai, song vẫn chưa tác động đáng kể đến thị trường. Thời gian tới, các chính sách hỗ trợ cần được mở rộng và thiết thực hơn nữa. Điển hình như việc giảm hoặc tạm hoãn thời gian các doanh nghiệp BĐS thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng như: thuế VAT, thuế TNDN, BHXH, BHYT, thuế TNCN của người lao động. Đối với các công ty BĐS là chủ đầu tư lớn, họ phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, thuế đất, tiền thuê đất,… Do đó, nhà nước cũng cần có chính sách giảm hoặc tạm hoãn thời gian thu các loại tiền này.

Hình minh họa (nguồn Internet)

Về mặt lâu dài, việc nghiên cứu nới lỏng chính sách cho vay một cách hợp lý, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp BĐS thuận lợi trong vay vốn kinh doanh, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh và trả lương cho người lao động.

Phía các công ty BĐS cũng cần có sự chuẩn bị để bản thân có thể tồn tại và phát triển. Thay vì phụ thuộc vào khoản vay ngân hàng, doanh nghiệp BĐS có thể gia tăng vốn thông qua huy động trên thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư, hợp tác M&A dự án với các đối tác.

Hiện tại, chiến dịch tiêm ngừa vắc xin đang được triển khai ở nhiều địa phương. Điều này đã mở ra hy vọng cho các công ty BĐS về việc thị trường sẽ sớm mở cửa trở lại.

 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *