Mua Nhà Vi Bằng Liệu Có An Toàn?

Mua Nhà Vi Bằng Liệu Có An Toàn

Mua Nhà Vi Bằng Liệu Có An Toàn?

Vi bằng là thuật ngữ quen thuộc đối những người mua bán nhà đất. Tuy nhiên, mua bán nhà vi bằng có thật sự an toàn như mọi người vẫn nghĩ?

Vi bằng là gì?

Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định rõ về vi bằng như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”

Theo đó, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản, có thể kèm theo video, âm thanh (nếu cần thiết). Nó ghi nhận sự việc, hành vi một cách khách quan, do thừa phát lại chứng kiến trực tiếp.

Văn bản này có thể sử dụng làm bằng chứng trước tòa, nếu có sự tranh chấp giữa các bên.

Có nên mua nhà vi bằng không?

Vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, là chứng cứ để công nhận việc có diễn ra hoạt động mua bán, giao nhận tiền. Trên thực tế, nó không được xem là một thủ tục hành chính, đảm bảo giá trị tài sản.

Theo quy định pháp luật, việc mua bán/chuyển nhượng nhà đất cần phải có hợp đồng giao dịch, được công chứng tại các văn phòng công chứng. Trong khi đó, vi bằng không có tác dụng thay thế hợp đồng này. Do đó, hình thức mua nhà vi bằng không đảm bảo về mặt pháp lý.

Việc chuyển nhượng vi bằng thường là hoạt động mua-bán dành cho những ngôi nhà “ba chung”. Đó là, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung giấy phép xây dựng và chung số nhà. Hơn nữa, hình thức này có thể thực hiện nhiều lần, qua nhiều người. Do đó, nó dễ gây ra tranh chấp không cần thiết.

Những điều nhầm lẫn về vi bằng

Công chứng vi bằng chính là văn bản công chứng

Công chứng vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập. Nó ghi nhận sự kiện, hành vi, được sử dụng trong việc xét xử.

Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch được công chứng viên chứng nhận theo quy định pháp luật.

Do đó, Công chứng vi bằng và văn bản công chứng là hoàn toàn khác nhau.

Vi bằng có thể sử dụng để sang tên sổ đỏ

Đối với việc mua bán nhà đất, vi bằng không được sử dụng như hợp đồng giao dịch mua bán. Do đó, hai bên không thể sử dụng vi bằng như là thủ tục để sang tên sổ đỏ/sổ hồng. Để làm được điều đó, hai bên cần phải lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng tại tổ chức công chứng của địa phương.

Mua nhà vi bằng để đầu tư có lãi cao

Việc mua bán nhà hình thức này thường đem đến nhiều rủi ro cho bên mua. Bởi không có sự đảm bảo pháp lý, hình thức mua bán này dễ xảy ra các việc tranh chấp giữa hai hay nhiều bên.

Trên thực tế, việc mua nhà vi bằng, sau khi đem bán lại, sẽ rất khó đạt giá trị cao như nhà có sổ đỏ. Nếu bất chấp rủi ro mua nhà bằng hình thức này, người mua có thể bị “chôn vốn” dài hạn, thậm chí sẽ phát sinh thêm các chi phí khác.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *