Bình Dương kiến nghị áp dụng cơ chế để triển khai công trình giao thông trọng điểm

Bình Dương kiến nghị áp dụng cơ chế để triển khai công trình giao thông trọng điểm

Bình Dương kiến nghị áp dụng cơ chế để triển khai công trình giao thông trọng điểm

Trong chuyến công tác tại Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có mặt khảo sát tiến độ các công trình trọng điểm của địa phương như: cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; đường Vành đai 4 (TP.Dĩ An); Dự án Đường Vành đai 3 và Vành đai 4 TP.HCM qua địa bàn tỉnh Bình Dương.

Triển khai các dự án giao thông cần tính toán hợp lý

Làm việc với Thủ tướng Chính Phủ tại các dự án giao thông trọng điểm ở Bình Dương, cơ quan chức năng tỉnh báo cáo tiến độ các dự án:

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 26,6km đang được chuẩn bị đầu tư giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 19.280 tỉ đồng gồm dự án xây lắp với tổng mức đầu tư 5.752 tỉ đồng và dự án giải phóng mặt bằng với tổng mức đầu tư 13.528 tỉ đồng. Dự kiến khởi công dự án theo đúng kế hoạch chung vào tháng 6/2023.

Tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đã đầu tư 22,64 km, chưa đầu tư 25,66 km, tỉnh sẽ lập dự án thực hiện phân kỳ 2 giai đoạn.

Bình Dương kiến nghị áp dụng cơ chế để triển khai công trình giao thông trọng điểm
Bình Dương kiến nghị áp dụng cơ chế để triển khai công trình giao thông trọng điểm

Bên cạnh đó, Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có điểm đầu tại nút giao Gò Dưa nằm trên đường Vành đai 2 TP.HCM, điểm cuối giao với QL 14 tại huyện Chơn Thành (Bình Phước) tổng chiều dài toàn tuyến gần 69km, được chia làm 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư khoảng 22.500 tỉ đồng bằng nguồn ngân sách của các địa phương và theo hình thức PPP, dự kiến hoàn thành năm 2026, đã được Thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện.

Khẩn trương hoàn thành các thủ tục trong thời gian sớm nhất

Thủ tướng cùng đoàn công tác cũng đi khảo sát một số dự án giao thông quan trọng kết nối vùng do Bình Dương phối hợp với Bộ GTVT thực hiện, đầu tư dự án, công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương tại TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, công trình xây dựng nhà máy tại KCN Bàu Bàng.

Thủ tướng đánh giá các dự án trên là các tuyến đường trọng điểm không chỉ của Bình Dương mà còn kết nối liên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mở ra không gian phát triển mới cho toàn khu vực. Do vậy tỉnh Bình Dương cần khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư đúng quy định trong thời gian sớm nhất.

Bình Dương kiến nghị áp dụng cơ chế để triển khai công trình giao thông trọng điểm
Bình Dương kiến nghị áp dụng cơ chế để triển khai công trình giao thông trọng điểm

Thủ tướng lưu ý, quá trình triển khai các dự án cần tính toán hợp lý, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt cần đầu tư xây dựng các khu tái định cư, bố trí tái định cư phù hợp để người dân nhanh chóng ổn định đời sống sau khi Nhà nước thu hồi đất; từ đó an tâm, đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng.

Kiến nghị cơ chế để đầu tư triển khai công trình giao thông trọng điểm

Bình Dương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số cơ chế vốn để đầu tư triển khai công trình giao thông trọng điểm như Vành đai 4, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Bàu Bàng – Thị Vải – Cái Mép, điều chỉnh quy hoạch ga An Bình và ga Dĩ An.

Đồng thời cho phép Bình Dương áp dụng trần mức dư nợ vay của ngân sách địa phương như TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội để tiến hành các thủ tục phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng đề xuất Trung ương cho tạm ứng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư các dự án giao thông trọng điểm; điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Thủ Dầu Một…

 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *